Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014

Bệnh đại tràng và vai trò quan trọng của các vị thuốc kiện tỳ

Bệnh đại tràng theo lý luận của Y học cổ truyền, nguyên nhân là do công năng các tạng phủ trong cơ thể bị rối loạn hoặc hư tổn, bệnh có liên quan chủ yếu đến công năng ba tạng là: Can, Tỳ, Thận, trong đó tạng Tỳ bị ảnh hưởng nhiều nhất.

1. Thuốc kiện tỳ có tác dụng gì?

Các thuốc Đông y trong nhóm kiện tỳ gồm: Đẳng sâm, Bạch truật, Hoài sơn, Cam thảo, Đại táo, Hoàng kỳ, Nhân sâm… có tác dụng tăng cường chức năng hoạt động của tạng tỳ, cụ thể là tăng cường chức năng vận hóa đồ ăn thức uống, hấp thu và vận chuyển các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Do đó, thuốc kiện tỳ thường được chỉ định dùng trong các trường hợp bị bệnh đường tiêu hóa mà nguyên nhân chủ yếu là do công năng tạng tỳ suy giảm như: kém ăn, đầy bụng, chậm tiêu, tiêu chảy kéo dài, viêm đại tràng…

2. Tại sao với bệnh đại tràng, thuốc kiện tỳ đóng vai trò quan trọng?

Bệnh đại tràng có thể do yếu tố ngoại nhân (cảm phải hàn, thấp, ăn đồ ăn sống lạnh, ôi thiu); hay do yếu tố nội nhân (lo nghĩ, giận dữ, mất ngủ), hay do cơ thể gầy yếu thì cuối cùng đều làm ảnh hưởng công năng hoạt động của tạng tỳ. Do đó, dùng thuốc kiện tỳ sẽ điều trị bệnh tận gốc và giảm các triệu chứng của bệnh.
viem dai trang, dai trang man tinh
Đại tràng phải chữa tận gốc

3. Viêm đại tràng phải chữa tận gốc

Mặt khác, bệnh đại tràng mãn tính thường khó chữa, bệnh kéo dài làm sức khỏe ngày càng suy yếu, chính khí suy giảm, công năng hoạt động các tạng phủ giảm sút. Trong khi đó, chức năng chính của tạng tỳ là bổ sung khí huyết cho toàn bộ cơ thể, nâng cao thể trạng, bồi bổ tăng cường sức khỏe, an thần chữa mất ngủ… Vì thế càng phải sử dụng các vị thuốc kiện tỳ trong trường hợp này.

Hiện nay, 4 vị thuốc được xem là đứng đầu bảng có tác dụng kiện tỳ bao gồm:
  • Đẳng sâm: tác dụng bổ khí để kiện tỳ, nuôi dưỡng tỳ vị, kích thích tiêu hóa, chữa đầy bụng đi ngoài, rất thích hợp với các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng.
  • Bạch truật: sử dụng chủ yếu tính ấm của vị thuốc để táo thấp hỗ trợ tạng tỳ, đưa thấp ra ngoài (vì Tỳ hư sinh thấp, thấp đình trệ làm khốn tỳ).
  • Hoài sơn: tác dụng bổ tỳ vị, bổ phế âm. Đây là vị thuốc đặc biệt vì ngoài tác dụng bổ tỳ, kích thích tiêu hóa, Hoài sơn còn có tác dụng bổ phế âm ( theo ngũ hành tương sinh thì thổ sinh kim, tỳ thuộc hành thổ, phế thuộc hành kim như vậy dụng  ý bổ thổ sinh kim để tăng tác dụng).
  • Cam thảo: tác dụng bổ trung khí, hòa hoãn cơn đau, giải độc. Đây là vị thuốc sứ dược dẫn dắt, hỗ trợ các vị thuốc khác tăng tác dụng bổ khí kiện tỳ, đồng thời giúp giảm đau, giải độc.

Người bệnh bị viêm đại tràng hoặc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa có thể tìm mua các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, được bào chế từ các vị thuốc có tác dụng kiện tỳ nói trên để giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả căn bệnh viêm đại tràng.

[Video đề xuất]

Lúc thì đi lỏng, lúc đi táo, lúc phân nát là triệu chứng của bệnh gì?

Đại tiện (đi ngoài) là một trong những vấn đề sinh lý của con người, diễn ra thường xuyên và lặp đi lặp lại trong đời sống hàng ngày. Đại tiện bình thường ngày một lần, có thể ở bất cứ thời điểm nào trong ngày nhưng tốt nhất vào buổi sáng vì đây là thời gian thải độc của đại tràng.

Tổng quan rối loạn đại tiện

Một người bình thường có thể 1 hoặc 2 ngày đi đại tiện một lần nhưng phân thành khuôn, nhuận, không lỏng nát hoặc cứng rắn. Khi có những biểu hiện rối loạn về số lần đại tiện, tính chất phân, hoặc kèm theo các triệu chứng khác như đau bụng, đầy chướng, buồn nôn và nôn,… là những dấu hiệu của các bệnh lý đường tiêu hóa.

Trường hợp đặc biệt, rối loạn đại tiện kèm theo các triệu chứng như sốt, nôn, đi ngoài ra máu… có thể là biểu hiện của các bệnh cấp tính như: Tiêu chảy cấp, bệnh lỵ, trĩ, xuất huyết dạ dày, Polyp đại tràng, Ung thư đại tràng. Trường hợp này, người bệnh cần phải đến các cơ sở y tế để theo dõi và điều trị phù hợp. Còn lại, chủ yếu rối loạn đại tiện thường gặp ở một số bệnh thông thường của đường tiêu hóa, người bệnh cần theo dõi các triệu chứng để hướng tới một số bệnh như sau:

Hội chứng ruột kích thích

Hay còn gọi là bệnh đại tràng chức năng, không có tổn thương tại ruột, thường do thay đổi thói quen ăn uống, sau ăn đồ lạ, sau dùng một số thuốc bệnh nhân đi ngoài phân không thành khuôn, có thể nát hoặc sền sệt, hoặc táo bón.

Rối loạn vi khuẩn đường ruột: mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột dẫn đến giảm hấp thu, tăng nhu động ruột gây đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, nát hoặc sống phân.

roi loan dai tien, roi loan tieu hoa
đau bụng, rối loạn đại tiện

Táo bón 

>3 ngày mới đi ngoài một lần, phân táo rắn khó đi, cảm giác đau rát hậu môn sau đại tiện.

Viêm đại tràng mãn tính

Số lần đi ngoài > 1 lần một ngày,thường vào lúc sáng sớm hoặc sau ăn đồ sống lạnh, sau dùng các chất kích thích. Tính chất phân thay đổi như lỏng, sền sệt, không thành khuôn, thậm chí phân táo, hoặc lúc đầu táo sau phân nát, phân sống. Có thể đau bụng, chướng hơi, đi ngoài không hết lại muốn đi tiếp,…

Theo ý kiến của các chuyên gia về tiêu hóa, những thay đổi về đại tiện có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên, do tâm lý ngại ngùng của người dân và những bận rộn hối hả của cuộc sống mà người bệnh không quan tâm và theo dõi bệnh tình của mình. Do đó, bệnh thường được phát hiện muộn hoặc ở giai đoạn mãn tính dẫn đến quá trình điều trị khó khăn và lâu dài. Vì vậy, để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh và phòng ngừa bệnh, người dân nên tạo cho mình thói quen đi đại tiện mỗi ngày, không nên nhịn đi ngoài, chủ động theo dõi những thay đổi về hình thái phân để phát hiện bệnh kịp thời.