Thứ Bảy, 24 tháng 1, 2015

Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?

Hội chứng ruột kích thích (IBS) hay viêm đại tràng co thắt là dạng rối loạn thường gặp có ảnh hưởng đến ruột già (đại tràng). Khi đó người bệnh có những bất thường về đại tiện kèm theo những rối loạn về chức năng của ruột. Cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp với người bệnh nếu không sẽ làm tình trạng của bệnh trở nên nặng hơn.

1. Chế độ ăn nhiều chất xơ

Chế độ ăn nhiều chất xơ làm giảm triệu chứng trên một số người nhưng đối với một số người bệnh thì nó lại trở nên xấu hơn. Theo khuyến cáo thì chất xơ cỡ 20 - 30gr/ bữa với các thực phẩm như rau xanh, bột cám.
Khẩu phần ăn của bạn nên có nhiều rau xanh

Đối với những người mà bị đầy bụng và sinh hơi thì giảm các thực phẩm gây nên tình trạng sinh hơi như đậu, cải bắp, bông cải, hành, tỏi, trái cây, chuối và một số loại hạt.  Một số chất khác trong nhóm tinh bột như chất xơ và ngũ cốc không ảnh hưởng đến hội chứng ruột kích thích. Ngược lại chất xơ đóng vai trò quan trọng điều hòa chức năng đường ruột và phòng chống táo bón, ung thư đại tràng. Còn ngũ cốc (cơm, khoai, bún...) được tiêu hóa, hấp thu tại ruột non và là nhóm chất cung cấp chất dinh dưỡng chủ yếu, không phải nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích.

han che an bap cai de gay dau bung di ngoai
Hạn chế ăn bắp cải dễ gây đau bụng, đi ngoài
2. Tránh cà phê, rượu bia

Tránh cà phê, rượu bia và nước giải khát có gas vì nó sẽ làm triệu chứng trở nên nặng nề hơn. Thực phẩm nhiều dầu mỡ như đồ chiên, rán, thịt mỡ, nước thịt, sôcôla và các thức ăn nhiều gia vị nên tránh.

han che dung ruou bia chat kich thich
Hạn chế dùng rượu bia, chất kích thích
Nhiều bệnh nhân có kèm chứng bất dung nạp Lactose nên việc giảm sử dụng sữa và chế phẩm từ sữa.

Một số loại đường ngọt như sorbitol và fructose thường đi kèm với triệu chứng tăng tiêu chảy, cần kiểm tra lại sức khoẻ trước khi sử dụng.

3. Phụ thuộc vào tình trạng lựa chọn chế độ ăn

Người bệnh bị táo bón thì cho ăn nhiều chất xơ và tăng dịch uống vào sẽ giúp cải thiện tình trạng. Một số bệnh nhân có bớt tiêu chảy khi dùng cám gạo, Pectin trong chế độ ăn, nhưng một số bệnh nhân khác lại thấy tốt hơn nếu dùng một chế độ ăn ít chất xơ.

Khuyến khích nên ăn canh lá vông, uống chè tâm sen hay uống mỗi tối 2 viên sen vông để an thần, rất có ích trong trị liệu hội chứng này.

Nghiên cứu cho thấy tinh dầu bạc hà rất hiệu quả trong việc giảm hội chứng ruột kích thích, khi người bệnh sử dụng nên dùng viên nang bọc ruột. Phải nói rằng, bạc hà là một loại thuốc thảo dược lâu đời, thường được dùng để điều trị những bệnh về bụng, đường ruột,... Tinh dầu triết xuất từ cây bạc hà có chứa một loạt các hợp chất có tác dụng giúp các cơ giãn và “trơn tru” trong các bức tường ruột. Bên cạnh đó, trong những bài thuốc thảo mộc trị đau bụng đi ngoài luôn chứa thành phần tinh dầu bạc hà hay bạc hà khô.

Lưu ý, stress và tác động tâm lý ảnh hưởng đến bệnh này do đó điều chỉnh tâm lý được coi như là biện pháp quan trọng trong việc hỗ trợ quan trọng.

Tăng cường tập thể dục, ăn ít hoặc ăn nhiều bữa trong ngày, ngưng hút thuốc lá và một số thay đổi khác về môi trường sống cũng nên thử nghiệm để tăng hiệu quả điều trị.

[Video đề xuất]


➡️ Tham khảo thêm:

Thứ Sáu, 23 tháng 1, 2015

Lời khuyên cho người mắc hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là bệnh mà hiện nay rất nhiều người mắc phải. IBS không những khiến người bệnh khó chịu, gây cảm giác đau quặn bụng mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày. Tuy vậy, mức độ ảnh hưởng ít hay nhiều của chứng bệnh này còn tùy thuộc vào thói quen, cách sinh hoạt cũng như cách thức ăn uống. Dưới đây là một số lời khuyên dành riêng cho những ai đang phải khổ sở với Hội chứng ruột kích thích.

1. Duy trì chế độ ăn đều đặn

Người bị hội chứng ruột kích thích nên duy trì chế độ ăn uống hợp lý. Không nên bỏ bữa bởi việc này sẽ tạo khoảng trống cho khí tràn vào hệ tiêu hóa, gây ra cảm giác căng tức bụng, đầy hơi.

2. Ăn theo thực đơn cân bằng, khoa học


nguoi bi benh hoi chung ruot kich thich nen han che an do ran
Người bị bệnh hội chứng ruột kích nên hạn chế ăn đồ rán, nhiều dầu mỡ

Lời khuyên này không chỉ dành riêng cho người bệnh mà bất kì ai cũng nên áp dụng. Các chất dinh dưỡng lành mạnh là một nhân tố hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động của hệ thống tiêu hóa. Không nên ăn quá nhiều các món ăn nhanh, nhiều dầu mỡ như sandwich, xúc xích, gà rán, Mà thay vào đó là bữa ăn cân bằng với tinh bột, đạm, rau xanh.

3. Ăn vừa phải

Người mắc hội chứng ruột kích thích nếu ăn quá nhiều, quá no, hệ tiêu hóa vốn đã yếu có nguy cơ bị suy thêm, quá tải dẫn đến cảm giác căng, tức hoặc có thể tiêu chảy. Do vậy, bệnh nhân nên ăn một lượng vừa đủ, hoặc chia thức ăn thành những bữa nhỏ.

4. Ăn chậm rãi

Căng thẳng là một nguyên nhân phổ biến của hội chứng ruột kích thích. Do vậy, dùng bữa với tốc độ vừa phải giúp cơ thể có thời gian thư giãn, việc tiêu hóa cũng thuận lợi hơn. Ngoài ra, ăn chậm, nhai kỹ thức ăn sẽ giúp giảm áp lực hoạt động của dạ dày và ruột, hạn chế không khí thâm nhập vào khoang ruột.

5. Bổ sung chất xơ hòa tan

Một số nghiên cứu cũng cho thấy chất xơ hòa tan có thể giảm bớt triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Nó cũng có tác dụng giảm lượng cholesterol. Psyllium, một dạng chất xơ hòa tan có trong một số loại ngũ cốc, thực phẩm chức năng, có thể giúp bạn cảm thấy no bụng và kiểm soát cảm giác thèm ăn, thêm vào làm giảm ảnh hưởng của hội chứng ruột kích thích.

6. Uống nhiều nước

ben nen uong nhieu nuoc
Bạn nên uống nhiều nước

Mỗi ngày nên uống từ 6 đến 8 ly nước. Các chất lỏng sẽ bổ sung lượng nước cho cơ thể nếu bị tiêu chảy, và làm mềm các chất thải nếu bạn đang đối phó với chứng táo bón.

7. Tránh đồ uống có ga và nước ngọt

Các loại đồ uống chứa ga sẽ càng khiến cho hệ tiêu hóa càng thêm khó chịu. Fructose, thành phần chính trong các loại đồ uống có đường, cũng có thể tạo ra khí. Ngoài ra, người bệnh cũng nên hạn chế sử dụng ống hút bởi cách uống này khiến họ nuốt nhiều không khí hơn.

8. Không uống rượu và cà phê


han che uong ruou bia chat kich thich
Hạn chế rượu bia thuốc lá, chất kích thích

Do cà phê và rượu là những chất kích thích cực mạnh lên hệ tiêu hóa và làm gia tăng tác động của hội chứng ruột kích thích.

9. Tạo một danh sách thực phẩm cho riêng mình

Có quá nhiều loại thực phẩm gây hại cho đường ruột và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích như: thực phẩm nhiều chất béo, đồ ăn cay, Lactose, các loại rau nhiều chất xơ không hòa tan như bông cải xanh, bắp cải, vỏ táo,…Vì vậy, để đảm bảo một chế độ ăn an toàn, người bệnh nên lập ra một danh sách các thực phẩm cần tránh và thực phẩm nên dùng để đảm bảo cho sức khỏe của chính mình.


Hội chứng ruột kích thích và phương pháp điều trị

Hội chứng ruột kích thích là một bệnh lý phổ biến. Trên thế giới, ước tính có khoảng 20% dân số bị hội chứng này. Tại Việt Nam, 30 - 40% bệnh nhân đến khám chuyên khoa tiêu hóa bị hội chứng ruột kích thích. Tỷ lệ nữ mắc bệnh cao gấp 4 lần nam; bệnh hay gặp ở lứa tuổi thanh niên. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Chi phí điều trị rất tốn kém nhưng kết quả lại hạn chế. Đến nay, cơ chế gây hội chứng ruột kích thích vẫn chưa rõ ràng.

1. Triệu chứng

Những biểu hiện chính của bệnh là đau bụng mạn tính và táo bón, hoặc tiêu chảy không liên tục, kéo dài; có bệnh nhân bị táo bón xen lẫn tiêu chảy. Tiêu chảy thường xảy ra vào buổi sáng, sau bữa điểm tâm. Sau khi đi ngoài 3 - 4 lần với phân nhiều nhầy, nước, bệnh nhân thấy đỡ đau và có thể sinh hoạt bình thường. Tiêu chảy có thể kéo dài hàng tháng, sau đó có khi tự hết mà không cần điều trị. Táo bón ở người bị hội chứng ruột kích thích thường kết hợp với đau bụng; thường ở bụng dưới. Khi trung tiện được hoặc đi ngoài xong thì đỡ đau hoặc hết hẳn.

dau bung di ngoai la trieu chung cua hoi chung ruot kich thich
Đau bụng đi ngoài là triệu chứng điển hình của hội chứng ruột kích thích

Các dấu hiệu lâm sàng trên có thể liên quan đến một số loại thức ăn hay trạng thái tâm lý. Các xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng, xét nghiệm máu cho kết quả bình thường. Nội soi đại tràng không thấy tổn thương thực thể (viêm, loét, u...).

Hội chứng ruột kích thích là bệnh liên quan đến thần kinh nên yếu tố tâm lý rất quan trọng. Bệnh nhân cần tránh những căng thẳng tâm lý không đáng có (suy nghĩ lo bệnh, tự ti mặc cảm...), tránh căng thẳng về thần kinh, thể lực (thức đêm, làm việc quá sức, bất hòa trong gia đình...), tập thể dục, tập dưỡng sinh, ngồi thiền để thư giãn thần kinh.

cang thang tam li la nguyen nhan dan den hoi chung ruot kich thich
Căng thẳng tâm lí là nguyên nhân dẫn đến hội chứng ruột kích thích

2. Điều trị

Để giảm các triệu chứng, bệnh nhân cần thực hiện chế độ vệ sinh ăn uống. Bệnh nhân có thể nhận biết các loại thức ăn nào thường “không dung nạp”, hay gây tiêu chảy và đau bụng (ví dụ như thức ăn nhiều dầu mỡ, rau sống, sữa tươi…) và tự hạn chế bớt các loại thức ăn đó. Tuy nhiên, cần hướng dẫn bệnh nhân không nên kiêng cữ quá mức vì có thể dẫn đến chán ăn và suy dinh dưỡng.

hoi chung ruot kich thich khong nen uong sua tuoi
Hội chứng ruột kích thích không nên uống sữa tươi

Đối với trường hợp táo bón thường xuyên, bệnh nhân nên uống nhiều nước, ăn thêm chất xơ, rau quả tươi. Tránh các thức ăn khô, mặn. Nên hoạt động thể lực, hạn chế ngồi nhiều một chỗ, tránh bớt  các căng thẳng về thần kinh…


khoai lang la thuc pham tot cho nguoi bi tao bon
Khoai lang là thực phẩm tốt cho người bị táo bón

Khi bạn thường xuyên có các biểu hiện như đau bụng, chướng bụng, tiêu chảy hoặc táo bón hãy đến ngay các cơ sở y tế để khám và được bác sĩ tư vấn dùng thuốc cho phù hợp. Tránh tự ý mua thuốc về dùng bởi có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Để lại câu hỏi nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào cần chuyên gia hội chứng ruột kích thích Tâm Bình giải đáp.