Thứ Năm, 15 tháng 12, 2016

Đi ngoài ngay sau bữa ăn là chứng bệnh gì?

Câu hỏi: Thời gian gần đây cứ mỗi lần ăn xong là tôi bị đi ngoài, nhất là ăn xong đi ngoài vào bữa sáng. Xin hỏi tình trạng này của tôi có phải mắc bệnh gì không? Mong nhận được sự giải đáp từ bác sĩ. (Vũ Hương - Thái Bình).

Giải đáp: Đi ngoài ngay sau bữa ăn là bệnh gì?

Thực tế là, ngay sau khi ăn, hệ tiêu hóa sẽ được dồn máu để tiêu hóa thức ăn nên nhu động ruột sẽ tăng khiến đại tràng co bóp để  đẩy khối thức ăn có trong đường ruột ra ngoài, nên có cảm giác muốn đi ngoài cũng là chuyện dễ hiểu. Vì vậy, với những người có thói quen đi ngoài ngay sau khi ăn nhưng hình dạng khuôn phân bình thường, không rắn, không lỏng, không nát và đi ngoài không quá hai lần một ngày thì bạn không cần lo lắng bởi đây chính là “nhịp sinh học” do chính cơ thể của bạn tạo nên.



Khi số lần đại tiện nhiều hơn hai lần trong ngày, thể trạng phân không bình thường mà thường bị nát, dẹt hoặc lỏng, không thành khuôn. Đặc biệt, bạn có cảm giác sau khi ăn không thể chịu đựng được, phải đi ngoài ngay và chỉ sau khi đi ngoài xong mới thấy bụng dạ dễ chịu hơn. Khi đó, bạn hãy chú ý bởi đây chính là những dấu hiệu của bệnh lý trên đường ruột có tên khoa học là Hội chứng ruột dễ kích thích (IBS) hay còn gọi là Đại tràng co thắt.



Đi ngoài nhiều lần trong ngày là biểu hiện bệnh lý

Người bệnh rất dễ nhầm lẫn với bệnh viêm đại tràng. Đây cũng là lý do khiến nhiều người bị Đại tràng co thắt nhầm tưởng mình bị viêm đại tràng, thành ra bệnh chữa mãi mà không khỏi và liên tục bị tái phát, gây tâm lý hoang mang, chán nản cho người bệnh.

Hiện nay việc chữa bệnh đại tràng co thắt rất phức tạp bởi phải kết hợp cả giảm co thắt đại tràng, cả thuốc ổn định hệ tiêu hóa, giảm triệu chứng và thậm chí là thuốc an thần. Điều này khiến người bệnh phải uống nhiều loại thuốc một lúc khiến cơ thể càng mệt mỏi nhiều hơn.

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2016

Rối loạn tiêu hóa thường xuyên kéo dài

Tôi thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, có đợt một tuần bị hai lần. Cứ hết đợt này đến đợt khác rồi ăn những đồ lạ, mất vệ sinh, thức ăn để lâu vào là bị đi ngoài ngay. Tôi bị bệnh này đã được một năm, xin bác sỹ tư vấn cho tôi lời khuyên để cải thiện tình trạng này. (Linh Chi - Hà Nội).

Giải đáp:

Nếu theo như triệu chứng của bệnh nhân hỏi thì đây là trường hợp viêm đại tràng ở thể xuất tiết do đó thứ nhất phải quan tâm đến chế độ kiêng, không nên ăn những đồ tanh, mỡ, cay, nóng hoặc những thức ăn dễ kích ứng, cứ ăn xong là muốn đi ngoài ngay. Thứ hai, vì bạn bị bệnh này hơn 1 năm rồi nên bạn đến ngay các bệnh viện phòng khám chuyên khoa tiêu hóa để khám, làm xét nghiệm phân tìm vi khuẩn và nội soi đại tràng xem có tổn thương hay bị viêm loét không.



Sau khi làm các xét nghiệm trên, nếu kết quả chỉ bị viêm đại tràng thông thường thì nên dùng thuốc Đông y vì các sản phẩm đông dược có ưu thế là hiệu quả với các bệnh mãn tính, sử dụng an toàn, không gây tác dụng phụ làm phát sinh những bệnh khác. Nguyên tắc điều trị viêm đại tràng theo Đông y là điều trị nguyên nhân gây bệnh theo nguyên lý kháng khuẩn, cầm đi ngoài, kích thích tiêu hóa, kiện tỳ và hành khí.

Chúc Bạn Chi sớm khỏi bệnh và tìm được niềm vui trong cuộc sống!




Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016

Lời khuyên về cách sử dụng thuốc cho bệnh nhân viêm đại tràng co thắt

Để cải thiện các triệu chứng của bệnh đại tràng co thắt hay hội chứng ruột kích thích, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa giúp giảm nhanh các cơn đau co thắt, tình trạng chướng bụng, đầy hơi.


1. Một số loại thuốc được dùng cho người bệnh viêm đại tràng co thắt

  • Dùng thuốc Derbridat hoặc Motilium – M trong các trường hợp bị trướng bụng, đầy hơi.
  • Nếu có kèm thêm các cơn đau co thắt đại tràng thì có thể sử dụng Spasmaverin, Spasfon.
  • Nếu có thêm các triệu chứng như tiêu chảy thì có thể dùng Imodium hoặc Smecta.
Trong trường hợp viêm đại tràng thể táo thì có thể dùng thuốc có tác dụng nhuận tràng như Forlax hay Duphalax…

2. Một số lời khuyên cho người bệnh viêm đại tràng co thắt

  • Cần tuân thủ các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh các thực phẩm gây kích ứng đại tràng như thực phẩm tươi sống, đồ ăn nhiều dầu mỡ…
  • Tránh lo lắng, stress thái quá làm ảnh hưởng đến việc điều hòa nhu động ruột.
  • Chăm chỉ vận động, tập luyện thể dục thể thao, uống nhiều nước, dùng tay xoa bụng quanh rốn theo chiều kim đồng hồ ngày vài lần để kích thích nhu động ruột.
  • Chế độ ăn nên tăng cường chất xơ như rau xanh, củ quả, trái cây, đặc biệt là các loại trái cây nhiều kali như chuối, đu đủ…
  • Hạn chế không dùng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá, các chất chua, cay, đồ ăn chiên rán khó tiêu. Nên chia thức ăn ra làm nhiều bữa nhỏ, tránh ăn no quá vào buổi tối.

Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Liên hệ với chuyên gia của blog viêm đại tràng Tâm Bình để được giải đáp cụ thể.

[Video đề xuất]

Sai lầm trong điều trị viêm đại tràng


Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2016

Trong nhà nên có các loại thuốc tiêu hóa nào?

Các triệu chứng bệnh đường tiêu hóa xảy ra khá phổ biến đối với người thân trong gia đình bạn do thói quen ăn uống không tốt, nhiễm độc, nhiễm khuẩn từ thực phẩm hoặc các bệnh viêm đại tràng, dạ dày xuất phát từ căng thẳng, stress. Để điều trị các triệu chứng này một cách nhanh chóng trước khi sử dụng phương pháp Đông y, tủ thuốc của gia đình bạn nên có sẵn một số loại thuốc Tiêu hóa dưới đây:

1. Thuốc uống bù nước và điện giải

Oresol là thuốc có tác dụng bù chất điện giải và nước trong các trường hợp tiêu chảy cấp từ nhẹ đến vừa. Mỗi gói thuốc Oresol khi dùng cần hòa tan trong một lít nước đun sôi để nguội hoặc gói nhỏ (5g) pha với 200ml nước. Nếu tiêu chảy liên tục uống 100 - 200 ml/kg/24 giờ cho đến khi hết tiêu chảy. Người lớn tối đa uống 1000 ml/giờ. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ thì cần dùng với liều lượng ít hơn, uống từng ít một và nhiều lần.

2. Thuốc Smecta

Smecta thường được chỉ định chủ yếu cho các trường hợp đi ngoài lỏng, tiêu chảy. Về bản chất, Smecta sẽ tương tác với lớp chất nhầy trên bề mặt niêm mạc, che phủ và bảo vệ bề mặt niêm mạc ống tiêu hóa, tránh vi khuẩn gây bênh có thể bám vào niêm mạc ống tiêu hóa. Đây là loại thuốc tiêu chảy phổ biến, giúp cải thiện khuôn phân, giảm lượng phân thải ra và rút ngắn thời gian tiêu chảy.

Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý, nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài trên 3 ngày hoặc tình trạng tiêu chảy tái đi tái lại nhiều lần, hoặc tiêu chảy kèm theo triệu chứng phân nhầy máu, nôn ói dữ dội thì cần thăm khám bác sĩ mà không nên tự dùng Smecta kéo dài.


Nên có Smecta trong tủ thuốc nhà bạn

3. Loperamid

Loperamid có tác dụng làm giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch đường tiêu hóa, và tăng trương lực cơ thắt hậu môn. Thuốc còn có tác dụng kéo dài thời gian vận chuyển qua ruột, tăng vận chuyển dịch và chất điện giải qua niêm mạc ruột, do đó làm giảm sự mất nước và điện giải, giảm lượng phân và giảm số lần đi ngoài.

Lúc đầu bệnh nhân có thể uống 4 mg, sau đó mỗi lần đi lỏng uống 2 mg cho tới khi ngừng tiêu chảy. Không dùng quá 5 ngày trong tiêu chảy cấp. Chú ý không sử dụng thuốc cho người bị hội chứng lỵ, bụng chướng, có tổn thương gan, viêm đại tràng nặng. Loperamid cũng được khuyến cáo không được dùng trong điều trị tiêu chảy cho trẻ nhỏ.

>> Xem thêm: Dùng thuốc trong điều trị viêm đại tràng mãn tính

4. Men vi sinh

Men vi sinh có chứa các lợi khuẩn đường ruột, có tác dụng cân bằng hệ vi khuẩn cộng sinh trong ruột để luôn duy trì tỷ lệ (85% lợi khuẩn – 15% vi khuẩn gây hại).
Trên đây là một số loại thuốc chủ yếu cần có trong gia đình để đề phòng bệnh tiêu hóa. Tuy nhiên, bạn quan tâm đến một nguyên tắc khi xây dựng tủ thuốc là nên bỏ những thuốc đã quá hạn sử dụng. Các loại thuốc mà bao bì, vỉ, lọ đã bị nứt vỡ cũng không nên giữ lại. Loại bỏ các thuốc thấy đã chuyển màu, có dấu hiệu phân rã, lắng đọng (thuốc nước).
Bên cạnh việc chuẩn bị một số loại thuốc tiêu hóa cơ bản thì bạn cũng đừng quên “thủ sẵn” một vài hộp trà gừng, gừng phơi khô và trà bạc hà. Gừng là vị thuốc đông y có tác dụng trị đầy hơi và chướng bụng, khó tiêu rất hiệu quả. Tính mát của bạc hà cũng có thể giúp làm dịu một số rối loạn tiêu hóa và có tác dụng chống viêm và khử trùng khá tốt.

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2016

4 nguyên tắc "vàng" giúp điều trị bệnh viêm đại tràng

Để đạt hiệu quả tối ưu trong điều trị viêm đại tràng người bệnh cần áp dụng đồng thời 4 yếu tố sau: Ăn uống, vận động, tinh thần và thuốc men.

1. Chế độ ăn uống

Tùy từng thể trạng và mức độ của bệnh để lựa chọn món ăn phù hợp, ăn uống nên giữ chừng mực nhưng cũng không nên quá kiêng khem.

Người bệnh nên ăn

  • Chia làm nhiều bữa ăn nhỏ, khoảng hơn 2 tiếng lại ăn một bữa, nên nhai chậm, kỹ khi ăn.
  • Ăn rau mềm nhiều lá: rau ngót, rau mùng tơi, rau muống, rau cải
  • Ăn hoa quả như: chuối, dưa hấu, cam, thanh long,
  • Ăn thức ăn dễ tiêu: các loại ngũ cốc, khoai tây, thịt nạc, cá nạc, sữa chua.
  • Lưu ý chần bún, phở thật kỹ trước khi ăn (nếu ăn tại quán)
  • Uống nhiều nước, sữa đậu nành

Viêm đại tràng nên kiêng

  • Ăn dưa, cà, hành muối
  • Ăn rau sống, Ăn nhiều đồ rán, chiên, nướng, đồ nguội lạnh, nhiều mỡ, đạm, đường, mì chính.
  • Dùng chất kích thích, nước có ga, đồ cay nóng: rượu, bia, trà, thuốc lá, cà phê, hạt tiêu,..
  • Uống trà đá, nhân trần,…tại các quán nước vỉa hè (khó đảm bảo vệ sinh)
  • Ăn đồ ăn chế biến sẵn như: xúc xích, thịt bò khô, thịt trâu gác bếp,..

2. Chế độ vận động

Tránh ngồi lâu, khi ngồi giữ tư thế lưng thẳng, ghế ngồi thoải mái để tránh gây áp lực lên ổ bụng
Ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng,  thực hiện mẹo xoa bụng: mát xa ổ bụng theo đúng chiều kim đồng hồ dọc theo khung đại tràng, lưu ý phải làm đúng chiều. Xoa liên tục khoảng 200 – 300 vòng, động tác xoa này giúp ruột được điều hòa nhu động, sẽ giảm bớt sức ép và nhờ thế ít gây ra co thắt hơn. Biện pháp này tuy đơn giản, không tốn kém nhưng lại rất hiệu quả khi kết hợp với các biện pháp chữa trị bằng thuốc khác.

3. Về mặt tâm lý

Khoa học đã chứng minh tâm lý luôn đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh. Tâm lý tích cực sẽ giúp cơ thể tiết ra các hóc môn tự nhiên có lợi cho sức khỏe, tăng cường sức đề kháng. Người bệnh nên giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, yên tâm điều trị, tránh lo âu, phiền muộn, thức khuya nếu không bệnh sẽ nặng thêm.

4. Sử dụng thuốc

Trường hợp bệnh nhẹ

Trường hợp mới bị bệnh đại tràng, các triệu chứng còn nhẹ và xảy ra ít: Nên ưu tiên điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và dùng các sản phẩm thuốc thảo dược để điều trị, đảm bảo tính hiệu quả mà vẫn an toàn.

Trường hợp các triệu chứng nặng

Trong thời gian đau cấp nên dùng thuốc Tây y để cắt nhanh triệu chứng:
  • Kháng sinh: Thường dùng kháng sinh đường ruột như: biseptol, berberin, metronidazol 250mg,…
  • Thuốc chống ỉa chảy: smecta, enterogermina
  • Thuốc chống táo bón: forlax, duphalac
  • Thuốc giảm đau chống co thắt: nospa, spasmaverine,…

Thuốc Tây chỉ nên sử dụng vài ngày để cắt triệu chứng tạm thời, nếu lạm dụng sẽ gây nhờn thuốc, hỏng men tiêu hóa, khiến đường ruột ngày càng kém, bệnh dễ tái phát.

Người bệnh cần lưu ý chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị, có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Bị táo bón nên ăn gì để khắc phục nhanh chóng?

Táo bón là triệu chứng thường gặp khi việc đi ngoài trở nên khó khăn do phân rắn, lâu không đi ngoài (từ 3 ngày trở lên). Để cải thiện tình trạng này, ngoài việc sử dụng các loại thuốc trị táo bón, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý, khoa học hơn, tránh tái phát táo bón hoặc các bệnh lý đường tiêu hóa như dạ dày, đại tràng, v.v...

1. Bị táo bón nên ăn gì?

Uống đủ nước

Uống không đủ nước dẫn đến giảm tỷ lệ nước trong thành phần của phân và gây táo bón. Do đó, uống nước tinh khiết đầy đủ được coi là phương cách hữu hiệu giúp giảm tình trạng táo bón do kích thích nhu động ruột. Bạn nên tập cho mình thói quen uống một cốc nước vào buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy và nên duy trì uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày. Nếu lao động thể lực nhiều, phụ nữ đang cho con bú, người đang trong tình trạng sốt thì cần uống nước nhiều hơn.
Nên ăn nhiều rau xanh để chống táo bón

Chế độ dinh dưỡng

Nên tăng cường ăn các thức ăn có nhiều chất xơ như rau xanh, hoa quả, trái cây khô, hạt ngũ cốc. Các thức ăn này chứa nhiều chất xơ và chất pectin tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển, các chất độc hại sẽ bám vào các chất xơ và được thải ra ngoài cơ thể. Bên cạnh đó, các thực phẩm này còn có tác dụng làm tăng khối lượng phân, kích thích lên thành ruột, gây tăng nhu động ruột và gây cảm giác mót đại tiện.



Tăng cường ăn các thức ăn có chứa nhiều magiê như sữa, kê, các loại đậu, khoai lang và một số loại rau quả như mùng tơi, rau khoai lang, khoai sọ, đu đủ, chuối tiêu. Magiê có vai trò quan trọng trong việc tăng nhu động ruột. Sữa chua cũng có tác dụng tăng cường đáng kể các vi khuẩn có lợi trong ruột.

2. Lời khuyên từ chuyên gia

  • Nên ăn uống đúng giờ, không nên ăn quá no và có thể chia thành nhiều bữa nhỏ thay vì 3 bữa như thông thường.
  • Duy trì đi đại tiện 1 lần/ngày, đi đúng giờ, tốt nhất là tập cho mình thói quen đi vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.
  • Đi ngủ sớm và dậy sớm, bớt lo nghĩ căng thẳng cũng là cách rất tốt để hạn chế tái phát bệnh táo bón.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày để tăng nhu động ruột và làm cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

Mẹo xoa bụng giảm nhanh triệu chứng táo bón

Xoa bụng được coi là mẹo đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả để giảm thiểu tình trạng táo bón bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc nhuận tràng khác. Sau đây blog viêm đại tràng Tâm Bình sẽ hướng dẫn bạn một số mẹo xoa bụng đơn giản giúp giảm táo bón.

1. Sơ lược về bệnh táo bón

Theo đông y, táo bón là bệnh đường tiêu hóa sinh ra do khí trệ, nhiệt kết, khí âm hư tổn, trường vị vận chuyển không thông gây nên.

Theo ngôn ngữ y khoa, táo bón thường được định nghĩa là có dưới 3 lần đi tiêu trong một tuần. Táo bón nặng là khi đi tiêu dưới một lần mỗi tuần. Đây là hiện tượng phân cứng, phân khó tiêu và cảm giác còn phân trong ruột sau khi đi tiêu.


Táo bón khiến cơ thể bị nhiễm độc dẫn đến dị ứng mụn nhọt, đau đầu, mất ngủ, mệt mỏi, tính tình thay đổi. Bên cạnh đó, táo bón còn tác động đến chức năng co bóp của đường ruột, gây xây xát tổn thương niêm mạc trực tràng hậu môn, phải rặn nhiều gây giãn tĩnh mạch hậu môn (trĩ). Táo bón cũng làm tăng áp lực trong ruột, tăng ứ đọng phân – dịch trong lòng ruột thừa khiến cho người bệnh còn dễ viêm ruột thừa hơn. Táo bón dài ngày làm ruột già bị suy yếu, dãn ra tạo các túi thừa đại tràng và có nguy cơ thủng ruột, thậm chí dẫn đến ung thư đại trực tràng.

2. Hướng dẫn cách xoa bụng giảm nhanh táo bón

Cách 1:

Tay trái chống eo, tay phải từ vùng rốn xoa ly tâm ra chung quanh nhiều vòng. Thực hiện xoa xuống phía dưới trái, qua bụng dưới, bụng phải rồi trở về vùng dạ dày là 1 lần, xoa 36 lần. Sau đó thực hiện tay phải chống eo và thực hiện ngược lại, cũng xoa 36 lần.

Cách 2:

Nằm ngửa, tĩnh tâm, duỗi mềm các cơ, sau đó dùng hai bàn tay đặt chồng lên nhau xoa bụng theo chiều kim đồng hồ với một lực ép vừa phải chừng 50 vòng. Cách này giúp cho tạng phế thải trừ được nhiều độc khí và hấp thu nhiều thanh khí.

Cách thực hiện xoa bụng chữa bệnh táo bón tuy đơn giản nhưng bạn nên lưu ý, sau khi ăn xong không nên xoa bụng ngay lập tức để giảm thiểu gánh nặng lên dạ dày. Khi xoa, thả lỏng tự nhiên, nặng nhẹ vừa phải, khi quá no, quá đói, mệt mỏi hay cảm xúc không ổn định đều không nên tiến hành xoa bụng.


Thứ Năm, 15 tháng 9, 2016

Chẩn đoán bệnh đường tiêu hóa qua nội soi đại tràng

Nội soi đại tràng là một kiểm tra được sử dụng để phát hiện những thay đổi bất thường trong ruột già (đại tràng) và trực tràng.


Trong quá trình nội soi đại tràng, một ống dài linh hoạt (colonoscope) được đưa vào trực tràng. Một máy quay phim nhỏ ở đầu của ống cho phép các bác sĩ xem bên trong của toàn bộ đại tràng.

Nếu cần thiết, khối u hoặc các loại mô bất thường có thể được loại bỏ thông qua phạm vi trong quá trình nội soi Mẫu mô (sinh thiết) có thể được thực hiện trong nội soi.

Một số bệnh phát hiện qua nội soi đại tràng

Viêm loét đại trực tràng

Đau bụng, viêm loét trực tràng có thể có cảm giác buốt trực tràng, máu trong phân, đang có những cơn tiêu chảy mà không đáp ứng với thuốc, sốt không giải thích được kéo dài hơn một hoặc hai ngày. 

Viêm đại tràng màng giả

Nguyên nhân chủ yếu là loạn khuẩn đường ruột do dùng kháng sinh, hoặc bị suy giảm miễn dịch vì nhiều lý do khác nhau, đặc biệt là ở người già. Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm đại tràng màng giả bao gồm: Tiêu chảy có thể tiêu chảy nước và đôi khi có máu, đau rút bụng và đau bụng, sốt, mủ hoặc chất nhầy trong phân, buồn nôn, mất nước. Các triệu chứng của viêm đại tràng màng giả có thể bắt đầu trong vòng 1 - 2 ngày sau khi bắt đầu dùng kháng sinh, hoặc có thể không xảy ra cho đến vài tuần sau khi ngưng kháng sinh.

Viêm đại tràng xuất huyết

Có triệu chứng đi ngoài ra máu, có chất nhầy theo phân hoặc lẫn mủ, xuất huyết đường ruột tùy theo mức độ xuất huyết người bệnh sẽ thấy vã mồ hôi, chân tay lạnh, nổi da gà, da niêm mạc nhợt, huyết áp tụt…Xuất huyết đường ruột là bệnh dễ gây biến chứng và tử vong. Do đó khi xuất hiện những triệu chứng trên cần nhanh chóng đến trung tâm y tế để điều trị kịp thời.

Bệnh Crohn

Bệnh Crohn là một bệnh viêm ruột (IBD). Nó gây ra viêm màng đường tiêu hóa, có thể dẫn đến đau bụng, tiêu chảy và ngay cả suy dinh dưỡng trầm trọng. Các triệu chứng tiêu chảy, đau bụng và co thắt ruột, máu trong phân, loét, giảm ăn và giảm cân... Có thể có sốt, mệt mỏi, viêm khớp, viêm mắt , rối loạn da, viêm ống dẫn mật, chậm phát triển.

Polyp đại tràng

Polyp đại tràng thường có những triệu chứng không điển hình vì thế khó phát hiện nên dễ bị biến chứng thành ung thư. Biểu hiện của bệnh polyp đại tràng là bệnh nhân thấy đau bụng, đi ngoài có máu tươi thành vệt hay loang ra trên khuôn phân; hoặc phân lẫn nhày máu màu nâu, đen hoặc lờ lờ máu cá. Đối với những polyp nằm ở đoạn trực tràng thấp gần hậu môn, nhất là khi polyp to hoặc polyp bị loét có thể gây ra những triệu chứng ruột kích thích như: đi ngoài ngày nhiều lần, có khi xuất hiện đau quặn, mót rặn nên có thể chẩn đoán nhầm với hội chứng lỵ.

Trĩ

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh trĩ có thể bao gồm:
  • Chảy máu nhưng không đau trong quá trình đi tiêu, có thể nhận thấy một lượng nhỏ máu màu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu.
  • Ngứa hoặc bị dị ứng khu vực hậu môn.
  • Đau hoặc khó chịu.
  • Trĩ thò ra từ hậu môn.
  • Sưng tấy xung quanh hậu môn.
  • Nhạy cảm hoặc đau đớn vùng gần hậu môn.
  • Rò rỉ dịch từ hậu môn.

Ung thư đại trực tràng

Đa số ung thư đại trực tràng thường phát sinh từ các polyp dạng tuyến bám chặt vào bề mặt niêm mạc bao gồm dạng polyp non không tăng sản, polyp tăng sản hay polyp tuyến. Chỉ có polyp tuyến là ác tính rõ và có một tỷ lệ nhỏ biến thành ung thư.

Ung thư đại trực tràng thường có biểu hiện âm thầm với diễn tiến qua nhiều năm không có triệu chứng hay chỉ có thay đổi nhẹ về thói quen đi cầu. Triệu chứng thường có khác nhau tùy thuộc vị trí của khối u.

Vì phân tương đối lỏng khi đi qua van hồi manh tràng để đi vào đại tràng phải, cho nên với ung thư đại tràng lên, ít khi có triệu chứng nghẽn ruột hoặc thay đổi thói quen đi cầu. Tổn thương ở đại tràng phải thường có dạng loét làm mất máu âm ỉ mạn tính mà không có thay đổi phân rõ ràng.

Ung thư ở đại tràng ngang và đại tràng xuống

Phân đặc hơn, khi ung thư phát triển đến đủ lớn, nó gây hẹp lòng đại tràng tương đối hay hẹp hoàn toàn, đôi khi gây thủng. Lâm sàng biểu hiện đau bụng từng cơn kiểu bán tắc và tắc ruột.

Ung thư đại tràng sigma và trực tràng

Thường có biểu hiện của hội chứng lỵ với đi cầu phân máu, mót rặn, phân bị dẹt kèm biểu hiện thiếu máu mà đôi khi nhầm với trĩ có chảy máu. Khám trực tràng phát hiện được khối u cứng, sùi đau và dễ chảy máu khi đụng vào.

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2016

Chế độ ăn uống dành cho người bệnh viêm đại tràng

Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố hết sức quan trọng trong quá trình điều trị bệnh viêm đại tràng. Tuy nhiên, nhiều người bệnh lại có những quan niệm sai lầm về ăn gì, kiêng gì, làm bệnh không khỏi hoặc dễ tái phát.

Viêm đại tràng là căn bệnh phổ biến ở nước ta, ước tính cứ 3 người thì có 1 người gặp vấn đề về đại tràng và con số này đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Tuy vậy, số đông trong chúng ta vẫn có tâm lý chủ quan trong ăn uống, không quan tâm tới những dấu hiệu của bệnh và đặc biệt là tâm lý chấp nhận “sống chung” với bệnh hoặc tự ý điều trị theo kiểu ai mách thuốc gì cũng uống. Đó chính là những quan niệm sai lầm, đặc biệt là những sai lầm trong ăn uống đã làm cho tình trạng của người bệnh càng nặng thêm, khó điều trị hoặc dễ tái phát.

Để giúp người bệnh đại tràng duy trì được sức khỏe tốt và cải thiện tình trạng bệnh, dựa trên những khuyến cáo của các chuyên gia chúng tôi đưa ra những điều nên và không nên mà người bệnh đại tràng cần phải lưu ý trong chế độ ăn của người bệnh đại tràng như sau:

1. Bị đại tràng nên ăn gì?

Người bệnh viêm đại tràng nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ và có những bữa ăn phụ cách nhau 3-4 giờ mỗi ngày.
  • Ăn thực phẩm giàu Lecithin: như lòng đỏ trứng, đậu nành, bơ sữa bò, não động vật…Lecithin sẽ giúp phục hồi các tế bào nội mô bị hư hỏng trong bệnh viêm ruột.
  • Ăn những loại thực phẩm có chứa hàm lượng chất xơ thấp nếu các triệu chứng đang bùng phát: Bao gồm bánh mì, ngũ cốc, mì ống làm từ bột mì trắng, gạo trắng. Tránh thực phẩm như ngô, đậu navy, đậu đỏ, đậu đen, các loại trái cây sấy khô, đóng hộp. Các lại rau củ nên được gọt vỏ và nấu thật chín.
  • Nên uống nhiều nước: Ngăn ngừa mất nước là rất quan trọng trong những đợt tiêu chảy bùng phát. Ngoài ra uống nhiều nước cũng giúp ngăn ngừa táo bón. Hãy cố gắng uống 8 ly nước mỗi ngày.
  • Bổ sung lợi khuẩn là một việc làm cần thiết. Chúng ta có thể bổ sung trực tiếp các vi khuẩn có ích từ những sản phẩm chứa probiotics như sữa chua hoặc bổ sung probeotics
  • Ăn đủ dưỡng chất. Bệnh nhân viêm đại trạng nên ăn đủ các nhóm thực phẩm để đảm bảo dưỡng chất, không kiêng khem quá để tránh tình trạng suy dinh dưỡng.


2. Mắc bệnh đại tràng nên kiêng gì?

  • Các bác sĩ chuyên khoa cũng lưu ý người bệnh cần tránh thực phẩm cứng như rau sống, xương sụn để tránh tổn thương vết loét.
  • Không nên uống rượu, bia, cà phê vì gây kích thích đại tràng. Trứng, thịt mỡ, món chiên xào nhiều dầu mỡ, dưa cải chua, mắm, nước ngọt có gas... cũng nên hạn chế để không gây đầy bụng, rối loạn đi tiêu.
  • Không nên ăn các thực phẩm có nhiều lactose như sữa, nhiều đường như quả ngọt, mật ong, nhiều sorbitol (có trong bánh kẹo ngọt) vì bệnh nhân có biểu hiện kém hấp thu các loại đường này, do đó ăn vào sẽ gây trướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy.
  • Với người bị viêm đại tràng không ăn quá nhiều năng lượng, nhất là chất béo trong  một bữa. Ăn làm nhiều bữa nhỏ, khoảng hơn 2 tiếng lại ăn một bữa.
  • Trường hợp bị táo bón, cần giảm chất béo, tăng chất xơ (đặc biệt là dưới dạng hòa tan như pectin, insulin, oligofructose...).
  • Nếu bị tiêu chảy, tránh hẳn chất xơ dạng không tan như cellulose để thành ruột khỏi bị cọ xát. Không ăn rau sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp. Nếu ăn trái cây tươi thì phải gọt bỏ vỏ.
  • Tránh tuyệt đối những đồ uống có gas và các chất kích thích như bia, rượu, …

Ngoài chế độ ăn uống, bệnh nhân viêm đại tràng mạn cần phải có tinh thần lạc quan, yêu đời, an tâm điều trị. Có chế độ thể dục hợp lý để tăng cường sức khỏe, tránh lo âu, phiền muộn để duy trì được sự ổn định về sức khỏe lâu dài.

[Video đề xuất]


➡️ Nguồn tham khảo: