Thứ Năm, 15 tháng 9, 2016

Chẩn đoán bệnh đường tiêu hóa qua nội soi đại tràng

Nội soi đại tràng là một kiểm tra được sử dụng để phát hiện những thay đổi bất thường trong ruột già (đại tràng) và trực tràng.


Trong quá trình nội soi đại tràng, một ống dài linh hoạt (colonoscope) được đưa vào trực tràng. Một máy quay phim nhỏ ở đầu của ống cho phép các bác sĩ xem bên trong của toàn bộ đại tràng.

Nếu cần thiết, khối u hoặc các loại mô bất thường có thể được loại bỏ thông qua phạm vi trong quá trình nội soi Mẫu mô (sinh thiết) có thể được thực hiện trong nội soi.

Một số bệnh phát hiện qua nội soi đại tràng

Viêm loét đại trực tràng

Đau bụng, viêm loét trực tràng có thể có cảm giác buốt trực tràng, máu trong phân, đang có những cơn tiêu chảy mà không đáp ứng với thuốc, sốt không giải thích được kéo dài hơn một hoặc hai ngày. 

Viêm đại tràng màng giả

Nguyên nhân chủ yếu là loạn khuẩn đường ruột do dùng kháng sinh, hoặc bị suy giảm miễn dịch vì nhiều lý do khác nhau, đặc biệt là ở người già. Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm đại tràng màng giả bao gồm: Tiêu chảy có thể tiêu chảy nước và đôi khi có máu, đau rút bụng và đau bụng, sốt, mủ hoặc chất nhầy trong phân, buồn nôn, mất nước. Các triệu chứng của viêm đại tràng màng giả có thể bắt đầu trong vòng 1 - 2 ngày sau khi bắt đầu dùng kháng sinh, hoặc có thể không xảy ra cho đến vài tuần sau khi ngưng kháng sinh.

Viêm đại tràng xuất huyết

Có triệu chứng đi ngoài ra máu, có chất nhầy theo phân hoặc lẫn mủ, xuất huyết đường ruột tùy theo mức độ xuất huyết người bệnh sẽ thấy vã mồ hôi, chân tay lạnh, nổi da gà, da niêm mạc nhợt, huyết áp tụt…Xuất huyết đường ruột là bệnh dễ gây biến chứng và tử vong. Do đó khi xuất hiện những triệu chứng trên cần nhanh chóng đến trung tâm y tế để điều trị kịp thời.

Bệnh Crohn

Bệnh Crohn là một bệnh viêm ruột (IBD). Nó gây ra viêm màng đường tiêu hóa, có thể dẫn đến đau bụng, tiêu chảy và ngay cả suy dinh dưỡng trầm trọng. Các triệu chứng tiêu chảy, đau bụng và co thắt ruột, máu trong phân, loét, giảm ăn và giảm cân... Có thể có sốt, mệt mỏi, viêm khớp, viêm mắt , rối loạn da, viêm ống dẫn mật, chậm phát triển.

Polyp đại tràng

Polyp đại tràng thường có những triệu chứng không điển hình vì thế khó phát hiện nên dễ bị biến chứng thành ung thư. Biểu hiện của bệnh polyp đại tràng là bệnh nhân thấy đau bụng, đi ngoài có máu tươi thành vệt hay loang ra trên khuôn phân; hoặc phân lẫn nhày máu màu nâu, đen hoặc lờ lờ máu cá. Đối với những polyp nằm ở đoạn trực tràng thấp gần hậu môn, nhất là khi polyp to hoặc polyp bị loét có thể gây ra những triệu chứng ruột kích thích như: đi ngoài ngày nhiều lần, có khi xuất hiện đau quặn, mót rặn nên có thể chẩn đoán nhầm với hội chứng lỵ.

Trĩ

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh trĩ có thể bao gồm:
  • Chảy máu nhưng không đau trong quá trình đi tiêu, có thể nhận thấy một lượng nhỏ máu màu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu.
  • Ngứa hoặc bị dị ứng khu vực hậu môn.
  • Đau hoặc khó chịu.
  • Trĩ thò ra từ hậu môn.
  • Sưng tấy xung quanh hậu môn.
  • Nhạy cảm hoặc đau đớn vùng gần hậu môn.
  • Rò rỉ dịch từ hậu môn.

Ung thư đại trực tràng

Đa số ung thư đại trực tràng thường phát sinh từ các polyp dạng tuyến bám chặt vào bề mặt niêm mạc bao gồm dạng polyp non không tăng sản, polyp tăng sản hay polyp tuyến. Chỉ có polyp tuyến là ác tính rõ và có một tỷ lệ nhỏ biến thành ung thư.

Ung thư đại trực tràng thường có biểu hiện âm thầm với diễn tiến qua nhiều năm không có triệu chứng hay chỉ có thay đổi nhẹ về thói quen đi cầu. Triệu chứng thường có khác nhau tùy thuộc vị trí của khối u.

Vì phân tương đối lỏng khi đi qua van hồi manh tràng để đi vào đại tràng phải, cho nên với ung thư đại tràng lên, ít khi có triệu chứng nghẽn ruột hoặc thay đổi thói quen đi cầu. Tổn thương ở đại tràng phải thường có dạng loét làm mất máu âm ỉ mạn tính mà không có thay đổi phân rõ ràng.

Ung thư ở đại tràng ngang và đại tràng xuống

Phân đặc hơn, khi ung thư phát triển đến đủ lớn, nó gây hẹp lòng đại tràng tương đối hay hẹp hoàn toàn, đôi khi gây thủng. Lâm sàng biểu hiện đau bụng từng cơn kiểu bán tắc và tắc ruột.

Ung thư đại tràng sigma và trực tràng

Thường có biểu hiện của hội chứng lỵ với đi cầu phân máu, mót rặn, phân bị dẹt kèm biểu hiện thiếu máu mà đôi khi nhầm với trĩ có chảy máu. Khám trực tràng phát hiện được khối u cứng, sùi đau và dễ chảy máu khi đụng vào.

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2016

Chế độ ăn uống dành cho người bệnh viêm đại tràng

Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố hết sức quan trọng trong quá trình điều trị bệnh viêm đại tràng. Tuy nhiên, nhiều người bệnh lại có những quan niệm sai lầm về ăn gì, kiêng gì, làm bệnh không khỏi hoặc dễ tái phát.

Viêm đại tràng là căn bệnh phổ biến ở nước ta, ước tính cứ 3 người thì có 1 người gặp vấn đề về đại tràng và con số này đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Tuy vậy, số đông trong chúng ta vẫn có tâm lý chủ quan trong ăn uống, không quan tâm tới những dấu hiệu của bệnh và đặc biệt là tâm lý chấp nhận “sống chung” với bệnh hoặc tự ý điều trị theo kiểu ai mách thuốc gì cũng uống. Đó chính là những quan niệm sai lầm, đặc biệt là những sai lầm trong ăn uống đã làm cho tình trạng của người bệnh càng nặng thêm, khó điều trị hoặc dễ tái phát.

Để giúp người bệnh đại tràng duy trì được sức khỏe tốt và cải thiện tình trạng bệnh, dựa trên những khuyến cáo của các chuyên gia chúng tôi đưa ra những điều nên và không nên mà người bệnh đại tràng cần phải lưu ý trong chế độ ăn của người bệnh đại tràng như sau:

1. Bị đại tràng nên ăn gì?

Người bệnh viêm đại tràng nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ và có những bữa ăn phụ cách nhau 3-4 giờ mỗi ngày.
  • Ăn thực phẩm giàu Lecithin: như lòng đỏ trứng, đậu nành, bơ sữa bò, não động vật…Lecithin sẽ giúp phục hồi các tế bào nội mô bị hư hỏng trong bệnh viêm ruột.
  • Ăn những loại thực phẩm có chứa hàm lượng chất xơ thấp nếu các triệu chứng đang bùng phát: Bao gồm bánh mì, ngũ cốc, mì ống làm từ bột mì trắng, gạo trắng. Tránh thực phẩm như ngô, đậu navy, đậu đỏ, đậu đen, các loại trái cây sấy khô, đóng hộp. Các lại rau củ nên được gọt vỏ và nấu thật chín.
  • Nên uống nhiều nước: Ngăn ngừa mất nước là rất quan trọng trong những đợt tiêu chảy bùng phát. Ngoài ra uống nhiều nước cũng giúp ngăn ngừa táo bón. Hãy cố gắng uống 8 ly nước mỗi ngày.
  • Bổ sung lợi khuẩn là một việc làm cần thiết. Chúng ta có thể bổ sung trực tiếp các vi khuẩn có ích từ những sản phẩm chứa probiotics như sữa chua hoặc bổ sung probeotics
  • Ăn đủ dưỡng chất. Bệnh nhân viêm đại trạng nên ăn đủ các nhóm thực phẩm để đảm bảo dưỡng chất, không kiêng khem quá để tránh tình trạng suy dinh dưỡng.


2. Mắc bệnh đại tràng nên kiêng gì?

  • Các bác sĩ chuyên khoa cũng lưu ý người bệnh cần tránh thực phẩm cứng như rau sống, xương sụn để tránh tổn thương vết loét.
  • Không nên uống rượu, bia, cà phê vì gây kích thích đại tràng. Trứng, thịt mỡ, món chiên xào nhiều dầu mỡ, dưa cải chua, mắm, nước ngọt có gas... cũng nên hạn chế để không gây đầy bụng, rối loạn đi tiêu.
  • Không nên ăn các thực phẩm có nhiều lactose như sữa, nhiều đường như quả ngọt, mật ong, nhiều sorbitol (có trong bánh kẹo ngọt) vì bệnh nhân có biểu hiện kém hấp thu các loại đường này, do đó ăn vào sẽ gây trướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy.
  • Với người bị viêm đại tràng không ăn quá nhiều năng lượng, nhất là chất béo trong  một bữa. Ăn làm nhiều bữa nhỏ, khoảng hơn 2 tiếng lại ăn một bữa.
  • Trường hợp bị táo bón, cần giảm chất béo, tăng chất xơ (đặc biệt là dưới dạng hòa tan như pectin, insulin, oligofructose...).
  • Nếu bị tiêu chảy, tránh hẳn chất xơ dạng không tan như cellulose để thành ruột khỏi bị cọ xát. Không ăn rau sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp. Nếu ăn trái cây tươi thì phải gọt bỏ vỏ.
  • Tránh tuyệt đối những đồ uống có gas và các chất kích thích như bia, rượu, …

Ngoài chế độ ăn uống, bệnh nhân viêm đại tràng mạn cần phải có tinh thần lạc quan, yêu đời, an tâm điều trị. Có chế độ thể dục hợp lý để tăng cường sức khỏe, tránh lo âu, phiền muộn để duy trì được sự ổn định về sức khỏe lâu dài.

[Video đề xuất]


➡️ Nguồn tham khảo: