Thứ Năm, 2 tháng 2, 2017

Làm gì khi bị ngộ độc thức ăn?

Ngộ độc thức ăn khiến người bệnh nôn mửa, tiêu chảy, bụng đau quặn thắt. Vậy cần phải làm gì nếu cơ thể bạn rơi vào thảm cảnh như thế này?


1.     Nhanh chóng bù nước

Nếu bạn thường xuyên phải nôn mửa hoặc bị tiêu chảy do ngộ độc, cơ thể bạn sẽ nhanh chóng bị mất nước và các chất điện giải. Hãy uống bổ sung oresol và nước để bù lại lượng đã mất đi. Lưu ý uống từng ngụm nhỏ, trong thời gian dài, không nên uống một lúc quá nhiều. Uống nước trái cây, hoặc nhấm nháp một bát canh, súp cũng là cách tốt để bù nước và dinh dưỡng.

Trong trường hợp các triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy không dừng lại, hãy tới gặp bác sỹ ngay để được truyền dịch vào tĩnh mạch.

Bật mí: Bạn cũng có thể tự làm cho mình một ly nước bù điện giải, trong trường hợp không có sẵn hoặc không thể mua Oresol. Trộn ½ muỗng café muối, ½ muỗng baking soda và 4 muỗng canh đường vào 1 lít nước. Khuấy cho đến khi tất cả thành phần tan hết trước khi uống.


>> Xem thêm: Rối loạn đại tiện là triệu chứng của những bệnh nào?

2.     Ăn một chút đồ ăn “lót dạ”

Khi triệu chứng buồn nôn đã giảm hoặc cảm thấy đói, bạn có thể ăn một chút đồ ăn lành như cháo, chuối, bánh mì nướng. Những thực phẩm này có thể làm dịu dạ dày của bạn, giảm cảm giác buồn nôn.
Đối với các món ăn khác như khoai tây, rau củ, hãy nấu chín mềm và ăn một cách chậm rãi.


3.     Không uống sữa

Khi cơ thể bạn chống lại trạng thái ngộ độc thực phẩm, chúng sẽ tạm thời không dung nạp lactose. Trong một vài ngày sau đó, bạn không nên uống sữa hoặc sử dụng các sản phẩm từ sữa như bơ, phô mai, sữa chua, v.v…

4.     Kiêng đồ cay hoặc giàu chất xơ

Bạn nên kiêng các đồ ăn cay nóng như tiêu, tỏi, ớt, đồng thời giảm các loại thực phẩm khó tiêu, hoặc giàu chất xơ như cam quýt, các loại hạt, các loại đậu, ngũ cốc.

5.     Đặc biệt kiêng cafe và rượu

Café, rượu là các chất lợi tiểu, sẽ làm bạn đi tiểu nhiều hơn dẫn tới mất nước. Ngoài ra, chúng cũng không tốt cho hệ thống tiêu hóa đang... “trục trặc”.

Mách bạn Mẹo chữa Viêm đại tràng bằng lá mơ lông

Được biết đến là một loại lá gia vị ăn kèm trong nhiều món ăn, lá mơ lông trở nên quen thuộc với rất nhiều người dân Việt. Không những vậy, loại lá này còn được dân gian sử dụng trong rất nhiều bài thuốc về tiêu hoá. Trong đó có viêm đại tràng. 



1. Công dụng của lá mơ lông trong chữa viêm đại tràng

Theo y học cổ truyền, lá mơ lông có vị chua, tính bình, có công dụng hoạt huyết, trừ phong thấp, giải độc, tiêu thực, được dùng trong các trường hợp như đau khớp, đau bụng, kiết lỵ, đầy bụng, chậm tiêu, ung nhọt,…Y học hiện đại cũng đã chứng minh, các thành phần hóa học trong lá mơ lông bao gồm như protein, caroten, vitamin C, tinh dầu…cũng có tác dụng chống co thắt đại tràng.

2. Cách sử dụng lá mơ lông chữa viêm đại tràng

Dưới đây, blog viêm đại tràng Tâm Bình sẽ hướng dẫn bạn một cách đơn giản để sử dụng lá mơ lông trong chữa viêm đại tràng tại nhà:

Cách sử dụng: Lấy một lượng lá mơ khoảng 40 – 100g rửa sạch, thái nhỏ, 10 g gừng tươi đập dập, băm nhỏ và 1 lòng đỏ trứng gà. Trộn chúng lại với nhau rồi chưng lên cho chín. Ăn khi nóng, ngày ăn 1 lần, ăn liên tục trong khoảng 15 ngày, bệnh viêm đại tràng sẽ thuyên giảm dần.


Các bệnh viện uy tín cho bệnh nhân khám và điều trị viêm đại tràng

Viêm đại tràng là bệnh lý nguy hiểm về đường tiêu hoá, có thể dẫn đến ung thư đại tràng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Chính vì vậy, ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh, bạn cần đến các cơ sở uy tín để khám và chẩn đoán chính xác tình trạng của mình. Nếu mắc bệnh cần có phác đồ điều trị thích hợp. Dưới đây blog viêm đại tràng Tâm Bình sẽ giới thiệu đến bạn một số địa chỉ khám và điều trị viêm đại tràng tốt và uy tín nhất tại Hà Nội.

Bệnh viện uy tín cho bệnh nhân khám và điều trị viêm đại tràng

Tốt nhất nên chọn các cơ sở có chuyên khoa tiêu hóa uy tín ở tuyến Trung ương để thăm khám:
  • Bệnh viện Bạch Mai, địa chỉ: số 78 Đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
  • Bệnh viện Trung ương quân đội 108, địa chỉ ở số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Bệnh viện Quân y 103, địa chỉ số 261 Phùng Hưng, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội
  • Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, địa chỉ: Số 1, Phố Tôn Thất Tùng - Đống Đa - Hà Nội.
  • Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc, địa chỉ: Số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội.
  • Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec.

Tuy nhiên, trước khi nội soi đại tràng, bệnh nhân cần lưu ý một số điều như sau:

- Nên uống nhiều nước: 2-3 lít nước. Ngừng uống nước trước khi nội soi 2 giờ. Tiếp tục uống nước sau khi rời phòng nội soi.

- Ngày hôm trước khi soi nên ăn nhẹ và ít chất xơ.

- Trước khi soi bệnh nhân nhịn ăn hoàn toàn. Chỉ uống nước đường nếu thấy đói.

- Cần tạm dừng sử dụng một số loại thuốc trước khi soi đại tràng: Aspirin và các chế phẩm của nó, Insulin, các chế phẩm của sắt.




✪ Tham khảo thêm:

Nội soi đại tràng chính xác yêu cầu những gì?

Để xác định được phương pháp chữa viêm đại tràng cần thông qua thăm khám, thậm chí cần nội soi đại tràng. Nội soi là một phương pháp thăm khám trực tiếp phần đại tràng nhờ vào một ống soi mềm nhỏ đường kính 1cm, đưa vào qua hậu môn. Nhờ quan sát hình ảnh trên máy soi, bác sĩ có thể biết được các bất thường xảy ra bên trong ruột. Hầu hết bệnh nhân nghi ngờ có vấn đề ở đường tiêu hóa đều được chỉ định soi đại tràng.

Yêu cầu khi thực hiện nội soi đại tràng

Nội soi đại tràng là một kỹ thuật khó, cần làm một số xét nghiệm trước khi nội soi đảm bảo quá trình nội soi an toàn. Vì vậy, bệnh nhân nên lựa chọn cơ sở nội soi uy tín đảm bảo quá trình nội soi an toàn, có các điều kiện thăm khám và dự phòng xử lý các sự cố có thể xảy ra trong quá trình nội soi, gây mê.
 

Điều kiện cần thiết của một cơ sở y tế khám và điều trị bệnh đại tràng hiệu quả:

1. Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa giỏi
2. Hệ thống máy nội soi tiêu hóa (dạ dày, đại tràng)
3. Xét nghiệm máu (Sinh hóa, huyết học…)
4. Siêu âm bụng, chụp X.quang hoặc chụp cắt lớp (CT-Scan)

Bệnh nhân có thể thăm khám khi có các dấu hiệu bệnh đại tràng tại các phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện đa khoa nhưng nên đến cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, thiết bị nội soi và các trang thiết bị đồng bộ khác để được thăm khám, điều trị hiệu quả.