Bệnh đại tràng theo lý luận của Y học cổ truyền, nguyên nhân là do công năng các tạng phủ trong cơ thể bị rối loạn hoặc hư tổn, bệnh có liên quan chủ yếu đến công năng ba tạng là: Can, Tỳ, Thận, trong đó tạng Tỳ bị ảnh hưởng nhiều nhất.
2. Tại sao với bệnh đại tràng, thuốc kiện tỳ đóng vai trò quan trọng?
Đại tràng phải chữa tận gốc |
3. Viêm đại tràng phải chữa tận gốc
Mặt khác, bệnh đại tràng mãn tính thường khó chữa, bệnh kéo dài làm sức khỏe ngày càng suy yếu, chính khí suy giảm, công năng hoạt động các tạng phủ giảm sút. Trong khi đó, chức năng chính của tạng tỳ là bổ sung khí huyết cho toàn bộ cơ thể, nâng cao thể trạng, bồi bổ tăng cường sức khỏe, an thần chữa mất ngủ… Vì thế càng phải sử dụng các vị thuốc kiện tỳ trong trường hợp này.
- Đẳng sâm: tác dụng bổ khí để kiện tỳ, nuôi dưỡng tỳ vị, kích thích tiêu hóa, chữa đầy bụng đi ngoài, rất thích hợp với các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng.
- Bạch truật: sử dụng chủ yếu tính ấm của vị thuốc để táo thấp hỗ trợ tạng tỳ, đưa thấp ra ngoài (vì Tỳ hư sinh thấp, thấp đình trệ làm khốn tỳ).
- Hoài sơn: tác dụng bổ tỳ vị, bổ phế âm. Đây là vị thuốc đặc biệt vì ngoài tác dụng bổ tỳ, kích thích tiêu hóa, Hoài sơn còn có tác dụng bổ phế âm ( theo ngũ hành tương sinh thì thổ sinh kim, tỳ thuộc hành thổ, phế thuộc hành kim như vậy dụng ý bổ thổ sinh kim để tăng tác dụng).
- Cam thảo: tác dụng bổ trung khí, hòa hoãn cơn đau, giải độc. Đây là vị thuốc sứ dược dẫn dắt, hỗ trợ các vị thuốc khác tăng tác dụng bổ khí kiện tỳ, đồng thời giúp giảm đau, giải độc.
Người bệnh bị viêm đại tràng hoặc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa có thể tìm mua các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, được bào chế từ các vị thuốc có tác dụng kiện tỳ nói trên để giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả căn bệnh viêm đại tràng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét